Đắk Lắk là tỉnh có diện tích lớn thứ 4 nằm ở trung tâm Tây
Nguyên. Kinh nghiệm du lịch Đăk Lắk tự túc giá rẻ năm 2018 dưới đây sẽ cung cấp
đầy đủ các thông tin như nên du lịch Đắk Lắk vào tháng mấy? Ăn gì khi đến Đắk Lắk?
Đến Đắk Lắk nên đi đâu... cho những ai đang muốn đặt chân đến vùng đất lý tưởng
này.
THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ DU LỊCH ĐẮK LẮK
Tây Nguyên phân chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa khô (từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Vì hầu hết các
tuyến đường là đường đất nên du lịch Đắk Lắk mùa mưa sẽ gây khó khăn khi di
chuyển. Do đó, thời điểm thích hợp nhất để du lịch Đắk Lắk vào mùa khô, trong
đó thời điểm tháng 12 và cuối tháng 2 đầu tháng 3 là đẹp nhất vì có nhiều lễ hội
và hoa cà phê nở trắng muốt - cảnh tượng rất đáng chiêm ngưỡng trong đời.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN ĐẮK LẮK
- Máy bay: Sân bay Buôn Ma Thuột (xã Hòa Thắng, tỉnh Đắk Lắk)
cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 8 km. Cả thành phố HCM và Hà Nội đều có
đường bay tới Buôn Ma Thuột và có thể đặt vé máy bay dễ dàng.
- Xe khách: Đắk Lắk nghe có vẻ hẻo lánh, xa xôi nhưng nếu ở
Tp. Hồ Chí Minh, bạn chỉ cần ra bến xe miền Đông, miền Nam và bắt xe khách về Đắk
Lắk với giá khoảng 200 nghìn đồng.
7 ĐỊA ĐIỂM NỔI TIẾNG VÀ HẤP DẪN Ở ĐẮK LẮK NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐẾN
MỘT LẦN
1. Buôn Đôn
Đến Buôn Đôn trải nghiệm cảm giác tự mình cưỡi lên những chú
voi và dạo chơi trong rừng.
Ai đi du lịch Đắk Lắk mà chưa đến Buôn Đôn thì chưa được gọi
là đã đến vùng đất này. Nhắc đến Buôn Đôn, người ta nghĩ ngay tới hình ảnh những
chú voi rừng được thuần dưỡng. Đến đây, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác tự
mình cưỡi lên những chú voi và dạo chơi trong rừng. Ngoài ra, bạn cũng được
tham quan và khám phá bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên như
M’nông, Ê Đê, Lào, Thái, Gia rai..
2. Vườn quốc gia Chư Yang Sin
Vườn quốc gia Chư Yang Sin nằm cách thành phố Buôn Mê Thuột
60km phía Đông Nam, nơi đây có đỉnh Chư Yang Sin cao nhất Đắk Lắk với (2.442m).
Tham quan vườn quốc gia Chư Yang Sin du khách sẽ bị hấp dẫn vì hệ sinh thái
phong phú và rất nhiều loài động vật quý đang được bảo tồn.
3. Hồ Lắk và Biệt điện Bảo Đại
Hồ Lắk (thị trấn Liên Sơn, thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là
hồ nước ngọt lớn nhất ở Tây Nguyên và lớn thứ hai ở Việt Nam. Đây được coi là hồ
tự nhiên có độ rộng lớn hơn cả Biển Hồ của Gia Lai, đem lại cảm giác choáng ngợp
cho bất cứ ai đặt chân đến.
Gần ngay Hồ Lắk là tảng đá Voi Mẹ khổng lồ, điểm đến cực kỳ
thu hút du khách khi du lịch Đắk Lắk vì sự kỳ vĩ, huyền thoại. Tuy nhiên, du
khách cần đặc biệt cẩn trọng vì leo trèo khá nguy hiểm.
Biệt điện của vua Bảo Đại ngay gần bên hồ là điểm ngắm nhìn
hồ Lắk trên cao tuyệt vời nhất. Bạn sẽ tha hồ "sống ảo" tại địa điểm
cổ kính, thơ mộng này.
4. Chùa sắc tứ Khải Đoan
Chùa sắc tứ Khải Đoan với tên gọi được ghép từ tên vua Khải
Định và hoàng thái hậu Đoan Huy. Đây là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma
Thuột và cả tỉnh Đắk Lắk. Chùa sắc tứ Khải Đoan là địa điểm du lịch tâm linh
không thể bỏ lỡ của du khách khi đến Buôn Ma Thuật.
5. 6 con thác lớn của Đắk Lắk
Đó chính là những thác Dray Sáp, Dray Nur, Gia Long, Krông
K’mar, Thủy Tiên, Bảy Nhánh. Những con thác hùng vĩ, nước chảy ào ào quanh năm,
bọt tung trắng xóa cả một vùng vô cùng kỳ vĩ.
6. Tháp Chăm Yang Prong
Tháp Chăm Yang Prong ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk,
cách thị trấn Ea Súp khoảng 15 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km.
Tháp Chăm Yang Prong là công trình kiến trúc tôn giáo khá độc đáo của người
Chăm, hiện nay là nơi đến chiêm bái, cầu nguyện của rất nhiều du khách. Du
khách đến để cầu mong sức khỏe, cầu tài lộc, con cái, bình an, danh vọng.
7. Hang đá Đăk Tuar
Theo bản lý lịch di tích lịch sử cách mạng hang đá buôn Dak
Tuar năm 1990 của Bảo tàng tỉnh thì năm 1961, trong một trận càn quét của quân
Mỹ và lính chế độ Sài Gòn cũ, toàn bộ dân buôn Tuar (nay thuộc xã Cư Pui, huyện
Krông Bông) chạy tránh nạn trên núi Chư Yang Sin. Tại đây, 2 người làng phát hiện
một hang đá vừa rộng, vừa dài, gần nguồn nước, có nhiều ngóc ngách thuận tiện cho
việc trú quân, ăn ở lâu dài. Sau đó, tỉnh ủy Đắk Lắk đã chọn hang này làm căn cứ.
Hang đá Đăk Tuar là di tích lịch sử với hệ thống hang đá
vòng vèo tầng tầng lớp lớp, thu hút những ai thích mới lạ và ưa mạo hiểm.
ĐẶC SẢN ĐẮK LẮK
1. Cà phê Đắk Lắk
Bạn sẽ có cơ hội được thưởng thức hương thơm quyến rũ, nhẹ
nhàng mà đầy tao nhã của cà phê chồn. Trong dạ dày của những chú chồn, các men
tiêu hóa thấm qua lớp vỏ trấu, thâm nhập vào bên trong hạt cà phê, cắt nhỏ các
cấu trúc protein cùng hơn 800 phân tử hương, tạo nên một sản vật đặc biệt, thơm
nồng nàn và đầy quyến rũ.
2. Cơm lam Đắk Lắk - Gà nướng Bản Đôn
Cơm lam Đăk Lăk - Gà nướng Bản Đôn.
Gà thả vườn được làm sạch sau đó dần nhẹ để gà bẹp lại, ướp
với những gia vị, mật ong rừng và cho lên những thanh tre nướng trên than củi đỏ
rực. Cơm Lam được nấu trong những ống tre ăn kèm với thịt gà nướng tạo ra hương
vị khó trộn lẫn mà chỉ ở Đắk Lắk mới có.
3. Cá lăng
Cá lăng là một một trong số những món ngon nhất Tây Nguyên.
Bạn không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức lẩu cá lăng hoặc canh chua cá lăng khi đến
đây.
4. Rượu cần Tây Nguyên
Có thể nói rượu cần là đặc sản của các dân tộc ít người ở Việt
Nam, từ vùng núi phía bắc cho tới vùng Tây Nguyên nắng cháy thì rượu cần luôn
là một loại thức uống nổi tiếng.
5. Măng nướng xào "vêch" bò
Đây được coi là đặc sản Đắk Lắk độc đáo nhất. Vêch (lòng
phèo) bò có mùi vị khá là khó nuốt, nhưng đã là người con của Ê Đê phải biết ăn
vêch. Món vêch xào măng nướng chỉ dùng trong bữa ăn sáng, chiều của người dân.
Nó có vị hơi đắng nơi đầu lưỡi của vêch bò, sau đó là vị ngọt thanh của măng rừng,
vị cay của ớt. Măng có mùi vị rất thơm, không như măng luộc.
http://daklak.tintuc.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét