http://diadiemnoitieng.com

Xem thêm

Marketing Online

Slide 1 Description Here
Xem thêm

Slide 2 Title Here

Slide 2 Description Here
Read More

Slide 3 Title Here

Slide 3 Description Here
Read More

Slide 4 Title Here

Slide 4 Description Here
Read More

Slide 5 Title Here

Slide 5 Description Here

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2019

KDL Đồi Thông


Khu du lịch sinh thái Đồi Thông nằm tại tổ Dân Phố 7 Phường Tân Lập - Tp. Buôn Ma Thuột. Khu du lịch nằm gần sân bay, cách Trung Tâm Tp BMT 7Km về hướng Đông Nam.


Quang cảnh khu du lịch nhìn từ trên cao.




Khu du lịch với không gian mát mát, rộng lớn, nơi bạn có thể thỏa mái vui chơi, nghỉ dưỡng và hít thở không khí trong lành. 


 



Cối xay gió thần thánh, nơi rất nhiều bạn trẻ không thể bỏ qua mỗi khi đến khu du lịch. 


 






Khu du lịch sinh thái với không khí trong lành kết hợp với cảnh vật thiên nhiên phong phú và đa dạng như đồi thông,ruộng lúa,hồ nước,hồ sen…Instagram photo by Wings


 



Khu du lịch với những ngôi nhà sàn, nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, ở lại cho du khách.


 




https://www.foody.vn




Xem thêm

Khách sạn Nhà nấm


Khu du lịch Draysap - Gia Long cách Tp.Buôn Ma Thuật khoảng 30 km. KDL nằm sâu bên trong rừng, bạn sẽ băng qua một đoạn rừng với những tán cây vươn ra tận lối đi, xem những đàn chim tung tăng bay lượn, đôi lúc lại bắt gặp một vài chú gà rừng hay là một vài chú sóc đi kiếm ăn




Đến với khu du lịch bạn sẽ được tận hưởng cảm giác tuyệt vời của núi rừng Tây Nguyên, len lỏi dưới từng tán lá rừng còn nguyên sơ xen kẽ với nhừng hòn đá nằm trơ trọi bên lề đường và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hung vỹ của thác Draysap.  




Sẽ thật thú vị nếu bạn có dịp qua đêm tại đây, xung quanh là núi rừng, lắng nghe tiếng thác chảy bên tai, sáng sớm mở mắt dậy thấy những đàn chim thay nhim hót líu lo trên cành cây. 



Khu nhà nấm đặc biệt tại khu du lịch Dray Sap. 


Khu nhà nghỉ Song Lập, với nét kiến trúc giao thoa giữa hiện đại và Tây Nguyên.


Ngủ dưới mái nhà sàn của dân tộc Ê Đê.


Phòng nghỉ sạch sẽ, mát mẻ.

https://www.foody.vn
Xem thêm

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Đâu chỉ có cà phê, Đăk Lăk còn nhiều cảnh đẹp và chốn vui chơi cơ mà!



“Trái tim này đặt trọn nơi núi rừng
Tâm hồn này rong ruổi khắp muôn nơi.”

Sài Gòn một ngày mưa tháng một, khi mà dòng người vẫn còn đang hối hả, khi mà công việc và những mối quan hệ thường nhật đang kéo tôi lao vào vòng xoay không ngừng của chúng. Cảm giác ngột ngạt khiến tôi quyết định rời Sài Gòn, lên đường đi tìm một khoảng không, một vùng đất mới, nơi có không khí trong lành, đủ tĩnh lặng để tìm chút cảm giác tự do, chút thơ trong tâm hồn. Bắt chuyến xe ở bến miền Đông, vượt qua đoạn đường hơn 350 km trong đêm, tôi chọn du lịch Đak Lak làm nơi trú chân cho riêng mình.


Con đường tuyệt đẹp trong chuyến đi.


Đak Lak là một tỉnh ở Tây Nguyên Việt Nam, với thiên nhiên hùng vĩ, rừng núi trùng điệp cùng khí hậu vô cùng mát mẻ vào những tháng cuối năm. Bên cạnh việc là một nơi dừng chân lý tưởng cho những ai đã quá mệt nhoài với cuộc sống ồn ào nơi phố thị, Đak Lak còn là nơi dành cho những ai yêu cái đẹp.


Đối với những kẻ lãng du, hạnh phúc đôi khi không phải là đến được đích mà nó còn tồn tại trên những cung đường mà họ đi qua.


Thác Krong Kmar, vườn quốc gia Chư Yang Sin

Cách thành phố Buôn Ma Thuột hơn 50 km về phía Đông Bắc, tôi tìm đến thác Krong Kmar nằm trong khu vực vườn quốc gia Chư Yang Sin, thuộc huyện Krông Bông, tỉnh Đak Lak. Trên chiếc xe máy cũ kĩ thuê được ở thành phố Buôn Ma Thuột, tôi cùng vài người bạn rong ruổi khắp mọi nẻo đường miền núi, men theo quốc lộ 27 rồi rẽ vào đường tỉnh 12 dẫn vào Krong Kmar.


Đường tỉnh 12, những cánh đồng xanh bát ngát.


Tôi thật sự ngỡ ngàng khi nhìn thấy cảnh vật tuyệt đẹp nơi đây, cố chạy thật chậm trên đường, hít thở thật sâu để tận hưởng bầu không khí trong lành, ngắm nhìn cuộc sống yên bình và chậm rãi của người dân miền núi, thi thoảng đâu đó có tiếng chim hót vang vọng giữa núi rừng.

Hai bên con đường thưa thớt người là những cánh đồng xanh mướt, xa xa là những ngôi nhà gỗ đặc trưng của người miền núi, khói của bếp lò chuẩn bị bữa trưa tỏa trên mái nhà, hòa vào màn sương mờ ảo trên những đỉnh núi tạo nên một khung cảnh nên thơ mà không một lời lẽ trau chuốt nào có thể diễn tả hết được.


Đường tỉnh 12 nhìn từ ngọn đồi phía trên.


Đối với những kẻ lãng du, hạnh phúc đôi khi không phải là đến được đích mà nó còn tồn tại trên những cung đường mà họ đi qua. Dừng chân bên đường, bước xuống cánh đồng xanh màu lúa mới, hòa mình vào thiên nhiên, mới thấy được trước thiên nhiên chúng ta nhỏ bé đến nhường nào.


So với thiên nhiên, chúng ta nhỏ bé đến nhường nào.


Chụp vài bức ảnh lưu giữ kỉ niệm nơi đây, tôi tiếp tục chuyến du lịch Đak Lak, tiến về Krong Kmar, thỉnh thoảng lại bắt gặp những chuyến xe bò chở đầy ấp rơm, hay vài ba chuyến xe chở người bản địa lên rẫy, vẫy tay chào nhau, nở một nụ cười thân thiện, bấy nhiêu đó thôi cũng đủ để chúng tôi cảm thấy ấm lòng.


 

Chuyến xe chở người bản địa lên rẫy.


Theo như những gì tôi quan sát và cảm nhận được thì cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả, cuộc sống mưu sinh chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông, làm rẫy, các em nhỏ miền núi người dân tộc đến trường trong những bộ quần áo lấm lem và ngôi trường cũng đã xiêu vẹo đi ít nhiều nhưng nhìn những nụ cười luôn hiện diện trên môi các em, tôi hiểu rằng con người nơi đây tuy có phần khó khăn nhưng lại vô cùng hạnh phúc, hạnh phúc lẽ vì xung quanh họ toàn là cái đẹp.



Các em nhỏ người giờ tan trường.


Nhiều lần trên đường, tôi tưởng tượng một lần mình được sống ở đây, trong mái nhà gỗ nhỏ nhắn kia, thức dậy vào một sáng tinh mơ, nghe tiếng gà gáy, tiếng chim hót, phía sau là đồi núi mờ sương, phía trước là cánh đồng xanh bát ngát cùng con đường nhỏ trải nhựa, nhìn các em nhỏ chuẩn bị cắp sách đến trường và người lớn thì chuẩn bị lên rẫy bắt đầu công việc của ngày mới. Tôi tự hỏi còn điều gì tuyệt vời hơn? Hình ảnh đó thật sự khó phai trong tâm trí tôi.


Cánh đồng xanh màu lúa mới, xa xa là ngôi nhà gỗ đặc trưng của người dân miền núi.


Cây cầu sắt dẫn vào vườn quốc gia Chư Yang Sin.


Đến vườn quốc gia Chư Yang Sin khi nắng đã dịu đi đôi chút nhưng trời thì vẫn còn se lạnh, chúng tôi nhóm lửa bên dòng suối, ăn vội bữa trưa lót dạ rồi thả mình xuống dòng nước mát lạnh, trong vắt chảy xuống từ thác Krong Kmar nằm ngay chân dãy núi Chư Yang Sin hùng vĩ, nơi đây vô cùng đặc biệt bởi những bãi đá trải dài theo dòng sông, nước trong vắt với những bãi tắm tự nhiên.


Chúng tôi nhóm lửa bên dòng suối, ăn vội bữa trưa lót dạ.


Những bãi đá trải dài cùng chiếc cầu treo dẫn vào vườn quốc gia Chư Yang Sin.


Bạn hãy thử một lần ghé thăm nơi này, ngâm mình dưới làn nước kia, bao quanh là núi rừng với tiếng chim hót vang vọng và tiếng nước chảy réo rắt, thời gian như trôi chậm đi và mọi phiền muộn, lo toan sẽ bị cuốn đi theo dòng nước, sẽ là một cảm giác vô cùng tuyệt vời cho những ai đã một lần đặt chân đến đây.


Thả mình xuống dòng nước mát lạnh, trong vắt chảy xuống từ thác Krong Kmar nằm ngay chân núi Chư Yang Sin hùng vĩ.


Thác Dray Nur, thủy điện Buôn Kuốp

Điểm đến tiếp theo trong chuyến du lịch Đak Lak của chúng tôi là thác Dray Nur và thủy điện Buôn Kuốp. Nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về phía Nam, đi theo quốc lộ 14 rồi rẽ vào theo bảng chỉ dẫn, chúng tôi đến được thác Dray Nur.


Trên con đường dẫn vào thác Dray Nur.


Thác Dray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống ba thác: Gia Long – Dray Nur – Dray Sáp, là sự kết hợp giữa hai dòng sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực), hai dòng sông hòa quyện, quấn quýt bên nhau cùng đổ về dòng Sêrêpốk huyền thoại.


Khung cảnh nên thơ lạ kỳ của thác Dray Nur.


Cảm nhận đầu tiên của tôi khi đặt chân đến nơi này là vô cùng choáng ngợp trước sự hùng vĩ của dòng thác mạnh mẽ này, bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn bao quanh không khí khiến cho dòng thác trở nên nên thơ một cách lạ kỳ.


Một hồ nước nhỏ màu xanh ngọc tuyệt diệu.


Thác Dray Nur từ góc nhìn khác.


Bạn nên mang theo thức ăn nhẹ hoặc có thể tìm mua ở các hàng quán gần thác, thức ăn chủ yếu được bán ở đây là các món thịt nướng.


Món ăn chủ yếu được bán ở đây là các món nướng.


Các quầy hàng bên bờ thác Dray Nur.


Hai em nhỏ người dân tộc.


Sau khi nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng vẻ đẹp bên dòng thác, chúng tôi lại tiếp tục lên đường tiến sâu vào bên trong, men theo con đường nhỏ hai bên đầy cỏ dại, thủy điện Buôn Kuốp dần dần hiện ra phía dưới chân đồi.


Men theo con đường nhỏ tiến vào phía trong.


Lại một lần nữa tôi rùng mình trước cảnh vật, đứng giữa con đường nhỏ đầy sỏi đá, một bên là núi đồi của thiên nhiên hùng vĩ, một bên là công trình thủy điện đồ sộ được tạo nên từ bàn tay con người, sự kết hợp giữa thiên nhiên và nhân tạo không những không đối lập mà còn hòa quyện vào nhau tạo nên một cảnh tượng mà hình ảnh của nó sẽ còn đọng lại trong tâm trí tôi rất lâu sau này.


Thủy điện Buôn Kuốp dần dần hiện ra phía chân đồi.


Thủy điện Buôn Kuốp nhìn từ phía chân đồi.


Thủy điện Buôn Kuốp từ một góc nhìn khác.


Cùng nhau chụp một bức ảnh lưu niệm rồi lên đường trở về Buôn Ma Thuột để về lại Sài Gòn, trên đường trở ra tôi cứ mải quay lại ngắm nhìn khung cảnh phía sau, một chút buồn, một chút lưu luyến, cố giữ cho hình ảnh về vùng đất này in thật sâu vào tâm trí. Vậy là kết thúc cuộc hành trình, không đơn thuần là một chuyến đi chỉ để ngắm nhìn mà nó còn là một hành trình tìm lại những điều đã lãng quên.


Chụp một bức ảnh lưu niệm cùng những người bạn rồi lên đường trở về.



Đối với tôi, Đak Lak là một mảnh đất thân thuộc, như một người bạn thân thương với thật nhiều kỉ niệm đẹp. Không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ mà còn có tình người mộc mạc và giản dị. Nếu có cơ hội, bạn hãy một lần du lịch Đak Lak, khám phá, chiêm ngưỡng và viết tiếp giúp tôi những cuộc hành trình mới về vùng đất Tây Nguyên tuyệt diệu này.

https://blog.traveloka.com
Xem thêm

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Check-in cực "ngầu" ngay trên sống lưng "Đá Voi Mẹ" hùng vĩ nằm giữa núi rừng Buôn Ma Thuột

Nằm cách không xa hồ Lắk tỉnh Đắk Lắk. Có một tảng đá được gọi là Đá Voi vô cùng to lớn hiện lên sừng sững giữa núi rừng. Mang trong mình những bí ẩn chờ đợi những ai thích khám phá. Đây là tảng đá nguyên khối to lớn giữa núi rừng Tây Nguyên, nằm cách không xa hồ Lắk, trên tuyến quốc lộ 27 từ thành phố Buôn Ma Thuột đến Đà Lạt.


Cách Buôn Ma Thuột khoản 40km thuộc địa bàn xã Yang Tao. Thực tế Đá Voi bao gồm 2 tảng đá lớn được người dân địa phương gọi bằng Đá Voi Mẹ và Đá Voi Cha. Hai tảng đá này cách nhau khoảng 5km. Nếu bạn xuất phát từ Buôn Ma Thuột thì sẽ gặp Đá Voi Mẹ trước. Đây là 2 tảng đá tự nhiên được hình thành cách đây rất lâu. Tảng đá được đặt tên là Đá Voi do hình thù kì lạ và độ lớn kì vĩ tựa như một chú voi nằm im lặng giữa đại ngàn.


 





Chạy dọc theo tuyến quốc lộ 27 tìm đến Đá Voi. Cảnh sắc 2 bên đường vòng vèo, uốn lượn. Lữ khách không khỏi mê mẩn bởi những rừng trúc xanh mướt, ngọn vút cong đong đưa theo gió. Hai bên đường những đàn bò đủng đỉnh di chuyển tô vẽ nên bức tranh sinh động của núi rừng Tây Nguyên. Vượt qua đoạn đường đất khoản 200m Đá Voi sẽ hiện ra trước mắt. Đồ sộ, kì vĩ là những từ ngữ bạn sẽ phải thốt lên khi tận mắt nhìn thấy Đá Voi to như một quả núi sừng sững trước mặt bạn.









Qua cột mốc 36km Đà Lạt, chạy thêm 1 đoạn khoản 1km nữa. Bên tay trái sẽ nhìn thấy lấp ló một tảng đá nằm nhô cao giữa các hàng cây. Nếu bạn vẫn không xác định được vị trí có thể hỏi người dân địa phương thân thiện để biết chính xác vị trí nhé. Trong 2 tảng Đá Voi. Đá Voi Mẹ có thể là khó tìm kiếm và khó xác định nhất. Do nằm khuất sau nhà người dân địa phương và màu sắc trùng lặp với đồi núi xung quanh.








Để có thể khám phá Đá Voi bạn phải để xe lại bên ngoài vì lối đi xe máy không vào được. Dĩ nhiên an toàn nhất là gửi xe vào những nhà người dân địa phương. Bạn cứ mạnh dạn và lễ phép xin được gửi nhờ xe để vào tham quan Đá Voi người dân sẽ vui vẻ đồng ý.




 https://we25.vn
Xem thêm

Lưu "tức tốc" địa chỉ chất như tên gọi - Hộc cá sấu, điểm check in mới toanh của giới trẻ Tây Nguyên

Nằm cách trung tâm thành phố tầm 40km về phía Tây Bắc theo hướng đi từ phía đường Phan Bội Châu, hồ đá trong xanh đẹp như tiên cảnh này thuộc công trình thủy điện Buôn Kuốp – một công trình thủy điện trên sông Serepok nổi tiếng ở Đăk Lăk. Toàn bộ công trình nằm trên các xã Ea Wer, Ea Huar, Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk).


 






Một vài lưu ý với các bạn đó là chỉ nên đi vào mùa khô, mùa có nhiều nắng thì khi đó nước mới trong vắt và đường đến hộc cá sấu không bị lầy lội. Còn nếu bạn có ý định đi mùa mưa thì không nên bởi nước sẽ rất đục và không thể nào chụp được những bức ảnh deep. Ngoài ra, các bạn nên vừa đi vừa hỏi đường bởi địa chỉ này khá khó tìm.


 






Hiện tại, hộc cá sấu chưa trở thành điểm du lịch chính thức, nên nếu có đi bạn cũng đừng mong sẽ có người giữ xe hay bán nước uống vậy nên lời khuyên là hãy mang theo nước uống. Đặc biệt là địa điểm này sẽ rất lí tưởng cho bạn nếu mang chút mồi ngồi nhậu cùng bạn bè, nhưng nhớ giữ gìn vệ sinh chung nhé.


 





https://we25.vn
Xem thêm

CHuyên Gia Marketing Online

Copyright © Du Lịch Dak Lak | Thiết kế Theme by Dak Lak Star - Nguyễn Thành Trực