http://diadiemnoitieng.com

Xem thêm

Marketing Online

Slide 1 Description Here
Xem thêm

Slide 2 Title Here

Slide 2 Description Here
Read More

Slide 3 Title Here

Slide 3 Description Here
Read More

Slide 4 Title Here

Slide 4 Description Here
Read More

Slide 5 Title Here

Slide 5 Description Here

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2018

Rùng rợn công viên bị bỏ hoang ở Đắk Lắk



Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) khoảng 16 km, công viên Thắng Lợi đã tạm ngưng hoạt động từ nhiều năm nay, các công trình đều bị hư hỏng, gỉ sét.

Công viên Thắng Lợi bị bỏ hoang ở Đắk Lắk Công viên Thắng Lợi, thuộc sở hữu của công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, đã bị bỏ hoang từ nhiều năm nay. Các công trình, thiết bị đều xuống cấp trầm trọng.




Toạ lạc tại Km 16 trên quốc lộ 26, thuộc địa phận xã Hoà Đông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 16 km về hướng đông bắc, công viên Thắng Lợi với quần thể các công trình vui chơi, giải trí đã tạm ngưng hoạt động từ nhiều năm nay, tạo nên cảm giác khá đáng sợ cho người qua đường.





Đây là công trình thuộc sở hữu của Công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, được xây dựng với mục đích phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho con em cán bộ, công nhân viên của công ty.





Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, công viên này đã tạm ngưng hoạt động, toàn bộ các công trình, thiết bị vui chơi đều bị bỏ hoang, không ai chăm sóc.




Tiêu biểu nhất là chiếc vòng đu quay cao khoảng 10 m đã lâu ngày không hoạt động và không được bảo dưỡng. Các khung sắt sừng sững nằm trơ khung, gây sự chú ý và tò mò cho người đi đường qua khu vực này.




Bên cạnh đó, hệ thống hàng rào, nhà vệ sinh của công viên cũng bị xuống cấp, gỉ sét trầm trọng. Các loại cây cỏ, dây leo bám vào hàng rào công viên, tạo nên khung cảnh khá ma mị khi về chiều.




Một trò chơi khác nằm trong công viên cũng bị bỏ hoang, trơ khung sắt.





Tất cả các chi tiết của những công trình trong công viên đều đã bị hư hỏng nặng, xung quanh là cỏ dại mọc um tùm.





Theo một người bán tạp hoá gần công viên, bà đã sinh sống tại khu vực này được 28 năm. Lúc mới đến, bà thấy công viên này vẫn còn hoạt động bình thường, tuy nhiên sau đó khoảng mười năm thì không thấy mở cửa nữa, các công trình trong công viên cứ thế lần lượt xuống cấp.




Một vòng đu quay xe ngựa khác trong công viên cũng không thoát khỏi số phận bị bỏ rơi.




Đi dạo một vòng trong công viên, người tham quan có cảm giác như đang bước vào phim trường của một bộ phim kinh dị.




Trời càng về chiều, nhiệt độ càng xuống thấp cộng với những cơn gió mạnh của vùng núi, khiến không khí trong công viên trở nên lạnh lẽo, u ám hơn.





Ngôi nhà này trước đây là nơi nhân viên ngồi trực, bán vé cho các trò chơi bên cạnh.




Phía bên trong, các cầu dao, ổ điện hư hỏng bị vứt vương vãi trên mặt bàn gỉ sét nặng.




Khu vực này trước đây là một hồ câu cá giải trí, nay cũng bị bỏ hoang, lòng hồ cạn nước. Theo ông Vũ Đình Nội, Tổng giám đốc công ty TNHH MTV cà phê Thắng Lợi, ban đầu ông trích từ quỹ phúc lợi của công ty để xây dựng công viên này; tuy nhiên, sau đó công ty ông gặp khó khăn về kinh phí duy trì hoạt động công viên nên phải tạm dừng. Hiện tại, công ty của ông chờ quá trình cổ phần hoá hoàn tất để đầu tư và xây dựng lại công viên.


https://news.zing.vn



Xem thêm

Thuyền độc mộc


Bảo tàng Đắk Lắk hiện đang trưng bày, giới thiệu chiếc thuyền độc mộc của dân tộc Mnông Rlăm (huyện Lắk, Đắk Lắk). Thuyền dài 800cm, rộng 47cm có dáng hình con thoi, đáy phẳng, thành thuyền hơi vát, lòng hẹp và dài, hai đầu thuyền thuôn thắt về phía trên. Dáng thuyền trông mảnh mai, gọn nhẹ nhưng chắc chắn.








Xưa kia, các dân tộc tại chỗ nơi đây thường chọn khu vực gần sông Krông Knô, Krông Ana, hồ Lắk để định cư. Trong những hoạt động kinh tế đảm bảo đời sống như săn bắt, hái lượm thì đánh bắt cá là hoạt động phổ biến ở khu vực gần sông, hồ. Chính điều kiện môi trường sống như vậy, trải qua quá trình phát triển của lịch sử họ đã biết chế tạo ra chiếc thuyền độc mộc để làm phương tiện đi lại và khai thác thủy sản.





Giống như ghế Kpan, trống cái Hgơr, thuyền độc mộc được làm từ nguyên một thân cây gỗ lớn. Thuyền có dáng hình con thoi, đáy phẳng, thành thuyền hơi vát, lòng hẹp và dài, hai đầu thuyền thuôn thắt về phía trên. Dáng thuyền trông mảnh mai, gọn nhẹ nhưng chắc chắn. Cây gỗ để làm thuyền phải có đường kính lớn, thân thẳng, gỗ nhẹ nhưng chắc thớ, không nứt, không bị mối mọt và chịu được nước.

Sau khi chọn được cây gỗ ưng ý, người ta đốn hạ cây và bắt tay vào công việc chế tạo thuyền. Người thợ dùng rìu chặt hết cành, bỏ phần gốc và ngọn, giữ lại phần thân và chia thân cây ra từng đoạn ước chừng đủ chiều dài của chiếc thuyền cần làm. Không sử dụng thước đo mà chỉ dựa vào kinh nghiệm, họ tính toán sao cho tỷ lệ giữa thành và đáy thuyền phù hợp để khi hạ thủy thuyền nổi trên mặt nước và cân bằng. Điều này cho thấy sự tài tình của người thợ và không phải người thợ nào cũng có thể tính toán được. Sau khi đẽo bên ngoài xong, họ tiến hành đốt phần mặt thân cây để tạo độ rộng làm thành lòng thuyền. Công đoạn này đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm: vừa không cho lửa cháy phạm vào phần gỗ chừa lại làm thuyền, vừa không tắt lửa sớm khi chưa đạt độ rỗng cần thiết. Cũng có một số nơi, người thợ chỉ sử dụng rìu đẽo mà không dùng lửa đốt tạo lòng thuyền. Trong Đại cương về các dân tộc Êđê, Mnông ở Đắk Lắk (Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Vũ Thị Hồng, Vũ Đình Lợi, Nxb Khoa học xã hội, 1982) có viết: “… làm thuyền đòi hỏi những khả năng nhất định và gắn liền với nhiều quan niệm mê tín nên chỉ có một số người biết nghề và được coi là có thể chuyên làm. Người ta làm thuyền chủ yếu là để bán. Một cái thuyền trị giá bằng một con trâu mộng. Nhưng khi mua, điều quan trọng không chỉ là ở chất lượng có thực của cái thuyền mà người ta còn cầu khấn để biết khi dùng có dễ gặp may hay không”





Theo thời gian, nghề làm thuyền độc mộc đang dần dần mất đi bởi những người biết đẽo thuyền không còn nhiều và những cây gỗ lớn để làm thuyền ngày càng khó tìm, cùng với sự phát triển của các phương tiện giao thông, các công trình thủy điện đã tác động đến việc sử dụng thuyền độc mộc. Việc biến mất hình ảnh những chiếc thuyền độc mộc trên hồ Lắk, các con sông lớn để lại cảm giác nuối tiếc một nét đẹp trong đời sống đồng bào nơi đây.

Từ những tư liệu, hiện vật, Bảo tàng Đắk Lắk cung cấp những thông tin để khách tham quan, những nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu, bổ sung tư liệu về thuyền độc mộc của các dân tộc tại chỗ tỉnh Đắk Lắk cùng các dân tộc sống trên mảnh đất Tây Nguyên và có thể tìm ra những nét tương đồng với các dân tộc ở phía bắc như người Tày ở hồ Ba Bể (Bắc Kạn),…


http://daklakmuseum.org.vn
Xem thêm

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

Hú hồn món nhộng sâu muồng đặc sản của Đắk Lắk




Nhộng sâu muồng là một đặc sản của Đắk Lắk nói riêng và mảnh đất Tây Nguyên nói chung. Món ăn này rất thơm ngon, bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng dám thử.





Khi những cơn mưa đầu tiên rơi xuống cũng là lúc cây muồng đâm chồi nảy lộc cũng là thời điểm sâu muồng phát triển. Thông thường, nhộng sâu muồng thường xuất hiện từ tháng 3-6 dương lịch hàng năm.




Vùng đất Tây Nguyên thường trồng nhiều cây muồng để cho cây tiêu bám. Những con sâu ăn lá muồng này không làm hại tới cây nên người dân nơi đây không phun thuốc hay diệt trừ mà chỉ sử dụng nó như món ăn đặc biệt.




Tới mùa muồng đâm chồi nảy lộc, những chú bướm bắt đầu di chuyển và tìm chỗ đẻ trứng lên lá cây muồng.





Những ấu trùng ấy chỉ trong một thời gian ngắn biến thành những chú sâu muồng, sau khi đã ăn lá muồng dần dần chúng chuyển biến thành những con nhộng bám dưới tán lá muồng hay bất cứ lá gì có thể bám được. Điều này đã trở thành nét đặc trưng của mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió.






Đối với những người yếu bóng vía, khi chứng kiến cảnh cả một khu vực đâu đâu cũng đầy sâu bám đầy trên những cành cây, họ sẽ rất khiếp sợ.





Ngược lại, với dân làm nương rẫy ở Tây Nguyên thì họ chẳng còn xa lạ gì với cảnh tượng này. Bởi thế, cứ đến mùa, người dân lại tìm bắt nhộng sâu về chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.




Nhộng muồng có thể ăn sống hoặc chế biến chín đều mang lại vị ngọt ngon béo ngậy.





Món ăn này đang trở thành đặc sản và được nhiều người dân thành phố ưa chuộng. Người bán thì kiếm bộn tiền nhờ việc “đội giá” lên cao ngất ngưởng.




Không chỉ đơn thuần là món ăn ngon, bổ dưỡng, nhộng sâu muồng còn đem lại một khoản thu nhập kha khá cho nhiều hộ gia đình tại các địa phương của tỉnh Đắk Lắk bằng việc bắt nhộng sâu bán lại cho các tiểu thương ở chợ và sau đó được bỏ mối cho các nhà hàng, quán nhậu.


Tùy địa điểm mà giá nhộng muồng dao động khác nhau. Có thời điểm chỉ 20.000/kg, nhưng cũng có những lúc lên tới 150.000 đồng/kg.





Thường nhộng sâu bắt về làm sạch và thưởng thức từng miếng một với chén rượu cần. Nhiều người lại thích ăn nhộng muồng luộc chín nhưng vẫn cảm nhận được vị đậm đà, béo ngậy.





Nhộng muồng từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc được nhiều người biết đến từ buôn làng đến thành thị. Đến Tây Nguyên, bạn đừng quên thưởng thức món ăn độc đáo này. Ảnh: Internet.


https://tintaynguyen.com
Xem thêm

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Định vị tọa độ làng TROH BƯ ngay ĐẮK LẮK đẹp tựa như TRỜI TÂY

Troh Bư nằm trên đường đi Buôn Đôn, cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột 10km về phía Tây theo đường Nguyễn Thị Định. Troh Bư thực chất một khu du lịch sinh thái bảo tồn những nét đặc sắc riêng của du lịch Đaklak nói riêng và vùng đất đỏ Tây Nguyên nói chung. Bước chân đến nơi đây, bạn sẽ được hòa mình vào không khí thiên nhiên xanh ngát xanh cùng hương thơm dịu nhẹ của những đóa lan rừng quyện với hương vị đắng ngọt của cà phê Buôn Mê.



Bước qua cánh cổng đỏ rực rỡ đến xuyến xao, bạn sẽ chính thức “đột nhập” vào “lãnh địa” Troh Bư rồi đó. Bên trong, bạn sẽ bắt gặp ngay bảng hướng dẫn, chỉ đường cặn kẽ tới từng khu vực nên khỏi phải lo lạc đường nhé! Mỗi ngóc ngách đều là một khung hình đầy màu sắc và cho ra lò những tấm hình chất ngất. Chỉ cần bạn tạo dáng thật ngầu, background cứ để Troh Bư lo!



Mọi vật liệu dùng để trang trí ở đây đều được tận dụng và tái chế từ lốp xe cũ nên vừa tiết kiệm chi phí, lại vừa tạo ra được nét riêng. Đây là khu vui chơi nên sẽ rất phù hợp với trẻ em và những nhóm tổ chức teambuilding, nên còn chờ gì nữa mà chưa set kèo đi ngay thời điểm này?

Troh Bư còn cực kỳ ăn điểm với chiếc “tổ chim” treo lơ lửng hòa mình vào thiên nhiên nữa cơ! Ngồi hay nằm gì cũng được, bạn sẽ hiện lên cực ngầu cho coi. Xem ảnh ngỡ cứ tưởng ở vườn quốc gia nào xa xôi lắm chứ nhỉ?
Ngay từ khi bước chân tới cổng chào, chắc chắn bạn sẽ liên tưởng đến MV Lạc trôi hay ngôi chùa linh thiêng nào đó ở xứ sở hoa anh đào! Chiếc cổng được sơn màu đỏ rực rỡ - màu sắc may mắn theo quan niệm của người phương Đông. Chỉ cần bước chân qua cánh cổng là bạn đã đến được thánh địa sống ảo rồi!
Tham quan vườn lan xong sẽ đến một khu vực cực kì hấp dẫn, đảm bảo lên hình “ảo diệu” như trong phim Hàn Quốc với lá phong đỏ bên cạnh cây cầu gỗ đầy thơ mộng làm cho không gian nơi đầy lãng mạn và bình yên đến lạ.


Ngoài bộ sưu tập phong phú và đa dạng về cây, cỏ, hoa và lan rừng, còn có những ngôi nhà nhỏ đơn sơ mang đậm màu cổ tích nằm ẩn giữa rừng cây, có những tiểu cảnh đẹp làm điểm nhấn.
Giá vé vào cổng là 25k/người và 5k tiền giữ xe. Khi đến thăm Troh Bư các bạn có thể đi theo nhóm đông người và ở lại khu nhà sàn giá từ 120k – 300k hoặc thuê lều với giá 120k. Bên cạnh đó, ở đây còn một số dịch vụ đa dạng khác như chụp hình cưới, thuê võng chiếu, bếp lò… Ngoài ra, có thể mang theo đồ ăn hoặc gọi thêm các món đặc sản như cơm lam, gà rừng.
Sẵn sàng chưa nào, Troh Bư thẳng tiến!

https://www.foody.vn
Xem thêm

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Cần gì đi đâu xa, ngay tại Đắk Lắk cũng có những QUÁN CÀ PHÊ & BÁNH cực sang chảnh đến rồi không muốn về




Là team đồ ngọt thì nhất định các bạn không thể bỏ quán 4 quán cà phê & bánh dưới đây nếu không sẽ tiếc ngẩn người đó nha!

 U’s Kitchen

ĐC: 88 TRẦN HƯNG ĐẠO, BMT






Nếu bạn đang đâu đầu tìm một quán bánh sinh nhật vừa ngon vừa bắt mắt thì U’s Kitchen chính là một lựa chọn hợp lý cho bạn đó.


Tới đây bạn sẽ tìm được những chiếc bánh xinh xắn và ý nghĩa để dành tặng người thân trong dịp đặc biệt của họ.


Ngoài bánh sinh nhật thì ở đây còn bán cả những chiếc bánh ngọt nhỏ và đồ uống hấp dẫn phục vụ các tín đồ đồ ngọt đấy nhé!. Ảnh: @vuanhhthu.


Ngoài ra, không gian quán ở đây khá rộng rãi, thoáng mát các bạn có thể thoải mái ngồi trò chuyện và nhâm nhi miếng bánh!


Peanut Kafe

ĐC: 48A HOÀNG DIỆU, BMT

Với phong cách trang trí đơn giản, bắt mắt và đậm chất Hàn Quốc chắc hẳn quán sẽ thu hút rất nhiều các bạn trẻ đến đây. Ảnh: @anhanhphamm.



Décor vô cùng băt mắt, không gian yên tĩnh đèn nhẹ thích hợp cho các bạn cần không gian để học. Nếu bạn có thời gian hãy đến đây thưởng thức một bữa sáng nhẹ nhàng và nhớ cầm theo cuốn sách vừa đọc vừa nhâm nhi tách cà phê một mình cũng khá thú vị.


Quán mới mở nên menu chưa thực sự phong phú nhưng bù lại có đồ uống và bánh rất ngon, đặc biệt là món afogato ở đây thật sự rất đáng để thử. Ảnh: @anhanhphamm.



Bắp Cake & Drink

 ĐC: 333B TRẦN PHÚ,BMT



Đã là tín đồ bánh ngọt thì bạn không thể bỏ qua Bắp Cake & Drink, ở đây không chỉ có món bánh ngọt có tiếng mà còn nhiều loại bánh khác như bánh bông lan trứng muối hấp dẫn.




 Điểm hấp dẫn nữa là từ giờ bạn thay vì phải lên tận Đà Lạt mới có thể thưởng thức món bánh ướt lòng gà thì bạn chỉ cần đến Bắp Cake & Drink là được thưởng thức món ăn hấp dẫn này rồi.


Ngoài đồ ăn, thì ở đây cũng không thiếu đồ uống thú vị dành cho bạn!



Holiat

ĐC: 44 Đặng Thai Mai, TP. Ban Mê Thuột

Ai bảo chỉ có ở Sài Gòn mới có bánh bông lan ngon, ngay tại Ban Mê mình cũng có món bánh bông lan không hề kém cạnh đâu nha. Bánh được làm mềm mịn và có nhiều vị khác nhau cho khách hàng tha hồ lựa chọn. Ảnh: @damanfood.






Bánh trứng Hong Kong cũng là một món ăn đặc trưng ở đây được khá nhiều khách hàng yêu thích.




Holiat phù hợp cho bạn đến cùng team hay đi một mình cũng đều rất thú vị.





Không gian với tông màu trắng xanh nhẹ nhàng hẳn sẽ giúp bạn thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.


Nguồn: http://daklak.tintuc.vn
Xem thêm

CHuyên Gia Marketing Online

Copyright © Du Lịch Dak Lak | Thiết kế Theme by Dak Lak Star - Nguyễn Thành Trực